Nhận báo giá
16/07/2020 10:42:23, lượt xem: 460
Cú đấm bồi Covid làm cho BĐS đổ sập ....số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh lên tới 94,1%; 80% số sàn giao dịch BĐS đóng cửa, giao dịch nhà ở thương mai chỉ bằng 14% so với năm 2019 thấp nhất trong vòng 4 năm, các khu nghỉ dưỡng hầu như không có nguồn thu, tỷ lệ tróng của thị trường văn phòng tăng cao; vốn FDI vào BĐS giảm mạnh....(trích Báo cáo của VnReal tại Hội thảo “ Giải pháp phục hồi thị trường BĐS hậu Covid -19) do Báo Xây dựng tổ chức ngày 12/6 tại Hà Nội. Báo cáo thị trường bất động sản do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam công bố cũng có con số tương tự: Tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt hơn 53.200 sản phẩm nhưng chỉ giao dịch thành công hơn 7.600 sản phẩm (tỉ lệ hấp thu là 14,3%, nguồn cung, lượng giao dịch thấp nhất trong vòng 4 năm qua ).
Với thực trạng Thị trường BĐS nên trên, những tưởng thị trường BĐS sẽ đổ sập ,ít nhất là giảm giá mạnh, tuy nhiên hiện tượng giảm giá có nhưng không mạnh 30-50 % như nhiều người nhận định hoặc kỳ vọng, thậm chí có những phân khúc khu vực không những không giảm lại tăng nhẹ, vậy đâu là lý do ?
BĐS đã và đang là lĩnh vực có tỷ lệ lợi nhuận cao nhất trong các ngành nghề kinh doanh, nhiều công ty đã trưởng thành lớn mạnh nhờ BĐS, hầu hết các tỷ phú Việt Nam đều ít nhiều liên quan BĐS.... .Mặc dù được đánh giá là tứ bề khó khăn, nhưng BĐS vẫn được tiếp tục được ưa chuộng, được đánh giá lĩnh vực, là kênh đầu tư tiềm năng trong thập niên tới.... nên khó khăn hiện tại chỉ mang tính tạp thời, dịch bệnh chỉ mang tính thời điểm....các doanh nghiệp đã và đang cố gắng nhìn về phía trước, huy động các nguồn tiền dữ trữ, giật gấu vá vai, bán lúa non, huy động từ các nhà đầu tư thứ cấp...để vượt qua khốn khó.
Tuy là lĩnh vực cần lượng vốn lớn, chủ yếu từ ngân hàng-chiếm hơn 60% nguồn vốn tín. Như vậy, cho vay lĩnh vực BĐS là một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại, do vậy khi BĐS gặp khó ngân hàng cũng phải chung tay trục vớt dự án, doanh nghiệp đặc biệt với những doanh nghiệp vay nhiều. Lãi phạt cao, cảnh báo tình trạng nợ của doanh nghiệp lên hệ thống CIC ( hệ thống nội bộ của ngân hàng, doanh nghiệp bị thông báo tình trạng nợ xấu lên CIC dưỡng như hết cửa vay các ngân hàng khác), chuyển nhóm nợ xấu...là những biện pháp mà các ngân hàng thương mại “ưa dùng” đối với các con nợ. Tuy nhiên, biện pháp chuyển lên nợ xấu nhóm 4-5 ( có khả năng mất vốn), đặc biệt với những khoản vay chiếm tỷ trọng lớn... chỉ là bất đắ dĩ vì ngân hàng không hề muốn “ vạch áo cho NHNN xem lưng” vì nếu làm vậy ngân hàng bị lọt vào “ tầm ngắm” bị ảnh hưởng uy tín, đánh giá tín nhiệm thấp, khó vay trong liên ngân hàng..... Thông tư 01 của NHNN là bình ô xy là biện pháp hà hơi thổi ngạt cho doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là cứu cánh cho ngân hàng.... các ngân hàng thương mại đường đường chính chính khoanh nợ, dãn nợ, không tính lãi phạt.... cho doanh nghiệp. Theo quy định thời gian áp dụng là 5 tháng, đến nay Thủ Tướng vừa chỉ đạo, Thống đốc NHNN đang cân nhắc kéo dài thời gian hỗ trợ tới cuối năm 2020. Ngoài ra, doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào những đề xuất của HoReal và VnReal cho dù còn có những nội dung vô lý, song có vẫn là những hy vọng doanh nghiệp bấu víu và hy vọng.
Sự hạn chế nguồn cung mới trên thị trường tạo bệ đỡ tâm lý cho chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp tin và hy vọng BĐS mình đang có, đang nắm giữ là quý hiếm, ngày càng ít đi...vv. Ví dụ, trong quý I/2020 TP. Hồ Chí Minh chỉ có 3 dự án mới ra mắt thị trường, giảm đến 74% so với nguồn cung mới của quý trước. Tại các tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu tình hình cũng không khá hơn là bao (theo DKRA).
Ngoài ra, do lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, cộng với sự hy vọng thị trường cho thuê và airbnd hồi phục khi Covid được khống chế ....những người đang nắm giữ BĐS, những nhà đầu tư thứ cấp cố níu kéo, cầm cự không hạ giá, cắt lỗ .... thậm chí phân khúc căn hộ chung cư tại một số dự án còn tăng nhẹ.
Sự đồng tâm hiệp lực ra quân PR cho thị trường các các chủ đầu tư qua việc liên tiếp mời các Hội thảo, sự kiện về BĐS ví dụ: ngày 6/6 Hội thảo “ Thăng trầm BĐS 2010-2020 và những xu hướng sắp tới” tại Thanh hoá; ngày 12/6 Hội thảo “ Giải pháp phục hồi thị trường BĐS hậu Covid 19” tại Hà Nội; ngày 14/6 có 5 sự kiện BĐS đó là ra mắt DA Tecco An Phú, Bình Dương; FLC Legacy Kon Tum; Sky Oasis Hưng Yên; Legacy Hoà Bình và mở bán DA Lovara Vista Bình Chánh; ngày 20/6 có 2 sự kiện: công bố DA Century City Long thành; giới thiệu DA La Partenza Nhà Bè ngày 21/6 có 2 sự kiện: mở bán DA Hateco Laloma Hà Nội và công bố DA Phúc Yên Prosper phố Đông Thủ Đức; ngày 27/6 tại Hà Nội sẽ có ngày hội môi giới BĐS 2020 ...vv.
Nếu mỗi sự kiện nêu trên có 20 báo/đài đến đưa tin và mỗi pv có 3 tin/bài ( viết cho báo mình và báo khác) thì chỉ trong thời gian 3 tuần có khoảng 900 tin/ bài về BĐS . Với hàng nghìn bài báo, clip, phóng sự truyền hình, phát biểu của quan chức, chuyên gia ... với nhiều góc độ, phương diện, thời điểm khác nhau theo hướng thị trường tốt, đã đến lúc mua, tương lai tốt đẹp....không nhiều thì ít đã tác động lên tâm lý người mua hàng, ít nhất là bán tính bán nghi, người bán thì giữ lại, người chờ giảm giá cũng nghĩ lại quyết định chờ đợi của mình.
Thực tế hoạt động bán của hầu hết các chủ đầu tư là ra hàng từng đợt, nhỏ giọt căn cứ theo tiến độ dự án, tiến độ thi công ( đủ điều kiện bán hàng) hoặc do diễn biến của thị trường. Chính do đặc điểm này nên khi thị trường gặp khó, thanh khoản đóng băng sẽ làm khó cho chủ đầu tư dù muốn giám giá, bán hàng tồn vì sợ số khách hàng đã mua trước phản đối, đòi áp dụng cùng chính sách, hơn nữa do đặc điểm của sản phẩm BĐS là nến đã giảm giá thì rất khó bán trừ khi tỷ lệ giảm phải “đủ lớn” để thu hút sự quan tâm và hành động mua của khách hàng. Vì vậy, giải pháp an toàn nhất để giảm giá là dãn/kéo dài tiến độ thanh toán, hỗ trợ lãi suất khi khách vay tiền ngân hàng ( Vinhome chỉ đóng 10% là ký hợp đồng ngay; Bitex co Nguyễn Xiển nộp 30% còn lại ngân hàng cho vay 65%, chủ đẩu tư hỗ trợ lãi suất 18 tháng....vv thực chất khi cộng với khoảng 5-7% giảm giá trực tiếp thì khách nhàng cũng đã được lợi khoảng 30% rồi. Tuy nhiên, những diễn biến thực tế này không phản ảnh vào báo cáo thị trường của các Sở xây dựng do vậy báo cáo của Bộ xây dựng cũng không thể hiện thị trường giảm giá.
Sản phẩm BĐS lẽ ra phải là sản phẩm tiêu dùng là chính, thực tế ở Việt Nam lại khác, sản phẩm BĐS chủ yếu được coi là kênh đầu tư, (lấy lãi vốn hoặc tạo dòng tiền) là chủ yếu, công năng để ở trở nên thứ yếu. Xuất phát từ thực tế đó; trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán và giá vốn lớn của BĐS cao cấp (chung cư cao cấp, biệt thự, liền kề, shouphouse, nhà phố, condoterl, biệt thự nghỉ dưỡng....rất lớn tạo nên làn sóng đầu tư BĐS cao cấp chiếm tỷ trọng lớn tới khoảng 70-80% tùy khu vực.
Khách hàng mua BĐS cao cấp thường có mấy 2 loại chính: dủng dỉnh tiền bạc, đầu tư để giữ giá trị tài sản, đầu tư dài hạn vừa giữ tài sản vừa tạo dòng tiền và loại hai là đầu cơ. Đối với đối tượng khách hàng thứ nhất, sự lên xuống giá của BĐS thực sự không ảnh hưởng nhiều, không tạo mối lo cho họ; còn đối với đối tượng thứ 2 thì nếu là dân đầu cơ chuyên nghiệp thì thoát ra ngoài và đang chờ cơ hội quay trở lại thị trường; nhà đầu cơ tay trái.... có thể đang mắc kẹt, đang cố níu kéo....
Một số quan niệm cũ về mua, đầu tư BĐS như “ đất không đẻ thêm mà người sinh ra mãi” ; “ con cá mất là con cá to” “ cũng may là tiền của nhà” vẫn còn đặc biệt trong những những người đầu tư lớn tuổi mua BĐS vì mục đích giữ tiền, những người đầu cơ tay trái đã làm cho khách hàng ung dung, chần trừ, không dám cắt lỗ hoặc chỉ giảm giá nhỏ giọt
BĐS đang xuống giá là sự thật, sự níu kéo này được bao lâu là ẩn số thú vị, xin mời mọi người tham khảo ý kiến cá nhân của tác giả về vấn đề này trong bài viết tiếp theo.
Tin liên quan